Lễ ăn hỏi, lễ dạm ngõ là những thủ tục truyền thống mà hai bên gia đình cần thực hiện trước khi tổ chức hôn lễ chính thức đính ước cho một đôi trai gái về chung nhà. Lễ ăn hỏi ở Việt Nam được tổ chức khá cầu kỳ và có tính thiêng liêng đối với mỗi gia đình. Hãy cùng Song Huyền tìm hiểu về thủ tục ăn hỏi tại Việt Nam, trong lễ ăn hỏi cô dâu phải làm gì nhé!
Lễ ăn hỏi: hay lễ thách cưới là một hình thức đính ước giữa hai gia đình khi đồng ý cho các con, cháu của họ nên duyên vợ chồng.
Trong lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ dậy sớm trang điểm, mặc trang phục áo dài truyền thống, đầu đội mấn và đợi nhà trang mang lễ tới.
Cô dâu xinh đẹp, dịu dàng trong lễ ăn hỏi
Tùy vào phong thủy và tử vi, mỗi gia đình có lựa chọn về thời gian bắt đầu nghi lễ khác nhau, thời gian nghi lễ bắt đầu được tính từ khi nhà trai bê lễ tới nhà gái, trước khoảng thời gian đó cô dâu thường phải ngồi trong phòng riêng để đợi chú rể và không được xuất hiện trước khi chú rể tới.
Sau khi nhà trai bê lễ tới hỏi, được sự đồng ý của gia đình nhà gái, những tráp lễ sẽ được bê và xếp vào sảnh chính trong nhà, lúc này chú rể tiến lên phòng và đón cô dâu.
Cô dâu cùng dàn bê tráp
Sau quá trình chú rể đón dâu, cô dâu được đưa xuống và gia mắt hai bên gia đình nội ngoại, lúc này cô dâu, chú rể tiến hành mời nước, trầu đối với bề trên hai bên gia đình cũng như quan khách có mặt.
Sau khi ra mắt hai gia đình xong, cô dâu và chú rể lên bàn thờ, thắp hương báo với tổ tiên bên ngoại.
Nghi lễ cuối cùng trong một lễ hỏi là bàn bạc để chuẩn bị cho lễ cưới và tiễn khách mời cùng với phát bánh chia vui cùng những vị khách đã tới dự lễ hỏi.
Trên đây là một số lưu ý trong lễ ăn hỏi cô dâu phải làm gì. Hy vọng bạn đã có một cái nhìn tổng quan và nắm được những quy trình của một lễ ăn hỏi. Song Huyền rất vui khi được giúp bạn có những khoảnh khắc thiêng liêng tuyệt vời và trọn vẹn nhất!