Lễ đính hôn là gì? Những lưu ý quan trọng trong lễ đính hôn

Cập nhật : 28/10/2019|Lượt xem : 2.667
Lễ đính hôn được xem là một nghi thức không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Đây là một buổi lễ có ý nghĩa quan trọng mà bất kì cô dâu chú rể nào cũng phải trải qua trước khi tiến tới đám cưới sau này.

Bài viết này, Song Huyền xin chia sẻ đến các bạn ý nghĩa, trình tự các nghi thức và những thứ hai họ cần chuẩn bị trong lễ đính hôn để giúp cô dâu chú rể có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi lễ trọng đại này. 
 

Tìm hiểu lễ đính hôn là gì?

Lễ đính hôn là một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt. Đây là buổi lễ thông báo chính thức về việc hứa gả con, cháu giữa hai họ với nhau. Do đó, buổi lễ đính hôn được xem là bước đệm đặc biệt trên con đường hạnh phúc của đôi bạn trẻ sau này.
 
Lễ đính hôn
 
Lễ đính hôn là một nét đẹp trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt
 
Lễ đính hôn hay còn được biết đến là lễ ăn hỏi (đám hỏi) của người miền Bắc. Buổi lễ mang ý nghĩa đánh dấu việc đôi trai gái đã được đính ước và chính thức trở thành vợ chồng sắp cưới của nhau. Tuy nhiên, do phong tục và lối sống của mỗi vùng miền nên buổi lễ cũng có một số điểm khác nhau.

Nếu như người miền Bắc rất coi trọng thủ tục và trong lễ ăn hỏi không khí thường rất trang nghiêm thì ngày đính hôn ở miền Nam lại được tổ chức theo hình thức khá thân mật, vui vẻ giữa hai gia đình. Tuy nhiên, trong buổi lễ vẫn cần tuân thủ theo một số trình tự và nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt.

Trong buổi lễ này có nhiều phần, mở đầu là đón khách, tiếp theo là một số nghi lễ quan trọng, sau cùng nhà gái sẽ đãi tiệc nhà trai,... Nhiều gia đình nhà gái coi buổi lễ đính hôn giống như tiệc cưới nên tổ chức rất hoành tráng, vui nhộn để giảm bớt đi sự căng thẳng của một nghi lễ trọng đại.
 

Lễ đính hôn cần chuẩn bị gì?

 

1. Lễ vật 

Lễ vật là thứ không thể thiếu trong buổi lễ đính hôn mà nhà trai cần chuẩn bị để tỏ lòng biết ơn đối với công lao dưỡng dục của cha mẹ cô gái và cũng là một phần để biểu thị sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai. Một số lễ vật không thể thiếu trong lễ đính hôn cần chuẩn bị như: 

- Tráp trầu cau

- Tráp rượu và thuốc lá

- Tráp hoa quả tươi

- Tráp bánh hỏi

- Tráp trà và mứt sen

Ngoài ra, những gia đình xưa thường dùng bánh cặp gồm hai thứ bánh khác nhau để tượng trưng cho âm dương. Những cặp bắng thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê (tượng trưng cho dương) và bánh cốm (tượng trưng cho âm). Hoặc có thể là cặp bánh chưng vuông - bánh dày tròn.

Một số mẫu tráp đinh hôn đẹp:
 
tráp đính hôn đẹp
lễ vật đính hôn
lễ vật đính hôn đẹp 2019
tráp ăn hỏi đẹp

Số lượng tráp trong lễ ăn hỏi sẽ được hai bên gia đình bàn bạc từ buổi lễ dạm ngõ. Tùy theo phong tục của từng cùng mà số lượng tráp có thể là 4, 6, 8, 10,.. với người miền Nam hoặc 3, 5, 7, 9, 11, 13,.. với người miền Bắc. 
 

2. Trang phục

Không chỉ cô dâu, chủ rể mà họ hàng hai bên cũng cần chuẩn bị trang phục thật chu đáo để buổi lễ đính hôn thêm phần trang trọng. Thông thường, trang phục cho cô dâu trong đám hỏi luôn là áo dài với những màu sắc như: đỏ, hồng, trắng, vàng,.. Còn chú rể có thể diện những bộ áo dài truyền thống hoặc những bộ vest hiện đại.
 
Trang phục cô dâu chú rể trong lễ đính hôn
 
Cô dâu chú rể nên lựa chọn trang phục áo dài truyền thống trong lễ đính hôn của mình
 
Cùng với đó, phụ nữ hai bên gia đình như: bà, mẹ, cô, bác của cô dâu chú rể cũng nên trọn trang phục là áo dài. Còn đàn ông thì có thể mặc áo sơ mi dài tay, áo vest,.. để tăng thêm sự trang trọng cho buổi lễ đính hôn của đôi bạn trẻ. Một phần cũng là để thể hiện sự tôn trọng của hai bên gia đình với nhau.
 
Lưu ý: Vấn đề trang phục nên được chuẩn bị từ sóm, có thể trước buổi lễ khoảng 1 tháng để có thể dễ dàng chỉnh sửa nếu có vấn đề xảy ra.
 

3. Sửa sang, trang trí nhà gái

Theo phong tục truyền thống của người Việt thì lễ đính hôn thường diễn ra ở nhà gái nên việc sửa sang, dọn dẹp và trang trí lại nội thất cho gọn gàng là điều nhà gái nên làm. Nếu nhà gái có diện tích nhỏ thì nên dựng một rạp nhỏ để họ hàng hai bên gia đình tham dự buổi lễ ngồi uống trà.

Ngoải ra, việc lau dọn và trang trí bàn thờ gia tiên là hết sức quan trọng để thể hiện sự kính trọng với cha ông, những người đã khuất trong gia đình và cũng là một lời mời để họ chứng dám cho sự thành đôi của cô dâu chú rể.

Để có một không gian trang trọng, đẹp mắt trong lễ đính hôn thì các gia đình nhà gái có thể thuê những bên làm dịch vụ cưới hỏi trọn gói để tiết kiệm thời gian và có sự chuẩn bị chu đáo hơn.
 
Xem thêm bài viết: Lễ ăn hỏi cần những gì? 5 việc nhà gái cần chuẩn bị
 

4. Đội nam - nữ đỡ tráp

Đội nam nữ đỡ tráp hay còn gọi là phụ dâu - phụ rể nên chọn những chàng trai, cô gái xinh đẹp, ưa nhìn và vẫn còn độc thân. Số người đỡ tráp sẽ tương ứng với số lượng lễ vật mà nhà trai và nhà gái đã thống nhất với nhau. 
 
Đội đỡ tráp lễ đính hôn

Ngoài ra, cô dâu chú rể cũng cần chuẩn bị phong bao lì xì cho các bạn nam nữ này để sau khi đỡ lễ xong họ sẽ trao đổi cho nhau. Ý nghĩa của việc này là trao lại duyên và chúc phúc cho đội bê tráp sẽ có một hành phúc trong tương lai.
 

5. Không thể thiếu một cặp nhẫn đính hôn

Trong ngày lễ trọng đại như vậy thì không thể thiếu được một cặp nhẫn đính hôn để minh chứng cho tình yêu của cô dâu và chú rể. Sau khi trao nhẫn cho nhau thì đôi uyên ương đã chính thức trở thành vợ chồng chưa cưới của nhau dưới sự chứng dám của tất cả quan viên hai họ.
 

6. Thợ chụp ảnh

Để lưu giữ tất cả những khoảnh khắc, hình ảnh đẹp trong buổi lễ trọng đại này thì một anh thợ chụp ảnh cũng là thứ mà các bạn cần chuẩn bị trong lễ đính hôn của mình. Tuy nhiên, cô dâu chú rể cũng cần bàn bạc trước với thợ chụp về số lượng ảnh và những khoảnh khắc không thể thiếu trong buổi lễ để tránh gây lãng phí hoặc thiếu đi những bức ảnh quan trọng.
 

7. Phương tiện đi lại và chỗ để xe

Hầu hết thời gian tổ chức lễ đính hôn thường được nhà trai đi xem và báo lại cho nhà gái. Do vậy, để buổi lễ diễn ra theo như đúng giờ đã định, tránh gặp giờ xấu thì nhà trai cần chuẩn bị phương tiện đi lại thật kỹ từ trước.

Ngoài ra, nếu diện tích nhà gái chật hẹp thì nhà gái cũng cần chuẩn bị trước chỗ để xe và thông báo cho họ nhà trai để tránh làm mất thời gian, gây ảnh hưởng đến giao thông và làm lỡ mất giờ đẹp đã định.
 

Trình tự diễn ra buổi lễ đính hôn

 

1. Rước lễ vật

Trước khi trao lễ vật, nhà trai lên dừng cách nhà gái khoảng 100m để chỉnh chu lại trang phục, lễ vật và sắp xếp đội hình theo đúng trình tự. Riêng chủ hôn cùng phụ rể bưng khay trầu rượu vô nhà gái trước để trình bày và xin phép làm lễ ăn hỏi.

Sau khi nhà gái chấp nhận, nhà gái sẽ mời nhà trai vào nhà để đặt lễ vật trước bàn gia tiên. Quan viên hai họ sẽ cùng nhau dùng trà, bánh kẹo, thăm hỏi lẫn nhau rồi lần lượt giới thiệu những người có trong buổi lễ.

Sau đó, vị đại diện họ nhà trai sẽ có một bài phát biểu để trình bày về lý do sang nhà gái và các lễ vật mang đến. Sau khi họ nhà gái chấp nhận lễ vật cũng sẽ có đôi lời cảm ơn.
 
Tham khảo: Một số mẫu bài phát biểu cho họ nhà trai - nhà gái trong lễ đính hôn
 

2. Cô dâu ra mắt hai họ

Thông thường, cô dâu sẽ phải ngồi trong phòng cho đến khi chú rể vào đón ra mới được ra ngoài để chào hỏi mọi người. Tiếp theo cô dâu chú rể sẽ cùng nhau thắp hương trước bàn thờ gia tiên để xin tổ tiên chứng dám và phù hộ cho đám cưới cũng như hạnh phúc sau này.
 

3. Trao nữ trang cho cô dâu và lễ đen cho nhà gái

Sau khi thắp hương gia tiên xong, cô dâu chú rể sẽ đeo nhẫn cho nhau. Tiếp theo, mẹ của chú rể cũng sẽ đeo nữ trang cho con dâu. Thông thường, trang sức sẽ gồm có đôi hoa tai, vòng cổ và vong đeo tay, còn nếu gia đình nhà trai khó khăn thì cũng phải có đôi hoa tai.
 
Mẹ chồng trao nữ trang cho cô dâu trong lễ đính hôn

Bên cạnh trang sức, nhà trai cũng trao cho nhà gái một số tiền để biểu hiện lòng biết ước đối với công lao nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu. Ngoài ra, số tiền đó cũng thể hiện ý muốn chia sẻ một phần chi phí hôn sự cho nhà gái.
 

4. Nhà gái lại quả cho nhà trai

Lại quả là một nghi thức không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Thông thường, sau khi nhận mâm quả của nhà trai, nhà gái sẽ lấy một phần, phần còn lại sẽ dùng để lại quả. Việc lại quả diễn ra sau khi nhà gái mời nhà trai dùng tiệc mặn và nhà trai xin phép ra về.
Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng dao hoặc kéo để cắt khi phân chia lễ vật lại quả mà phải dùng tay để xé. Đồ lại quả phải là số chẵn và khi trả mâm quả phần nắp phải được để ngửa.

Thông thường, buổi lễ đính hôn chỉ diễn ra trong khoảng từ 30 đến 60 phút nên cô dâu chú rể cần tham khảo kỹ những thứ cần thiết để buổi lễ diễn ra một cách chu toàn nhất. Tuy lối sống ngày nay có phần phóng khoáng nhưng lễ đính hôn vẫn được coi là một nghi lễ truyền thống và là một nét đẹp của dân tộc đáng được coi trọng.
Bình luận facebook
Copyright © 2018 songhuyenwedding.com. All Rights Resered.
go top
0975849999