Lễ Dạm Ngõ - Ý Nghĩa và Những Thứ Cần Thiết Cho Ngày Dạm Ngõ

Cập nhật : 17/10/2019|Lượt xem : 2.632
Ở bài viết này, Song huyền sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ý nghĩa của lễ dạm ngõ và những thứ cần phải chuẩn bị để buổi lễ dạm ngõ thành công một cách viên mãn. Hãy cùng theo dõi nhé!
 
lễ dạm ngõ
 
Lễ dạm ngõ- nghi thức khởi đầu trong lễ cưới của người Việt
 

Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ còn được gọi là lễ xem mặt hay theo người miền Nam là "đám nói". Đây là một nghi lễ quan trọng trong phong tục hôn nhân của người Việt đã có từ rất lâu đời. Mục đích chính của buổi lễ này là để hai bên gia đình gặp mặt và hợp thức hóa mối quan hệ của hai bạn trẻ (sau buổi lễ này người con gái được xem là đã có nơi chốn).

Thông thường, buổi lễ này sẽ không cần hẹn trước nhưng nhà trai sẽ thông báo trước khoảng 1 vài ngày về: số người tham dự, mối quan hệ (cô, dì, chú, bác,.) và thời gian để nhà gái sắp xếp và mời những người đại diện sao cho tương xứng.

Ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên có một số địa phương đã cắt bỏ nghi lễ này. Tuy nhiên, lễ dạm ngõ vẫn là một nét đẹp truyền thống để tránh đàm tiếu, dị nghị. Vì nếu bỏ lễ này mà đi thằng vào lễ ăn hỏi thì lễ cưới sẽ trở lên đường đột, không có khởi đầu.
 

Ý nghĩa của lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ theo quan niệm chính là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình nhà trai và nhà gái để trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong, điều kiện của đôi bên trước khi cho đôi trai về chung một nhà. Các cụ ngày xưa đã dậy "đầu xuôi  - đuôi lọt" nên một đám dạm ngõ thành công tốt đẹp sẽ là bước khởi đầu thúc đẩy chuyến tàu hạnh phúc của đôi bạn trẻ cũng như hôn sự về sau.

Ngày nay, các cặp đôi đã được tự do yêu và tìm hiểu nhau mà không cần đến mai mối hay tuân thủ theo sự sắp đặt của cha mẹ nhưng họ vẫn cần cha mẹ, họ hàng hai bên có buổi gặp mặt để có thể đường đường chính chính tìm hiểu nhau trước khi nghĩ đến hôn nhân.

Lễ dạm ngõ thường có một tờ hoa tiên ghi tên tuổi và ngày tháng năm sinh của người con trai để nhà gái xem xét, có chấp nhận cho đôi trai gái tiến tới xa hơn hay không. Theo phong tục cổ nhân đầy đủ lễ tiết, sau lễ dạm ngõ cả hai bên trai gái đều phải làm lễ trước bàn thờ, tư đường (nhà thờ tổ) để trình với tổ tiên về việc tạm đính ước này, cũng là mong các vị có thể phù hộ cho đôi trẻ được bình an và thuận đường đến với nhau.
 

Cần chuẩn bị gì cho lễ dạm ngõ?


Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị những gì? Chắc chắn đây là thắc mắc của rất nhiều những bạn trẻ đang chuẩn bị bước tới hôn nhân. Bởi vì đã là một nghi lễ thì chắc chắn cần phải có "lễ vật" rồi. Những lễ vật trong ngày chạm ngõ rất đơn giản, thường chỉ có: trầu và cau, rượu, thuốc và trái cây được đóng gói trong những giấy kính đỏ.
 
Trầu cau được xem là lễ vật bắt buộc phải có trong nghi thức cưới hỏi của người Việt. Cha ông ta vẫn quan niệm rằng "miếng trầu là đầu câu chuyện" mà.

Một số mẫu lễ vật trong ngày dạm ngõ bạn có thể tham khảo.
 
Lễ vật ngày dạm ngõ lễ vật chuẩn bị cho ngày dạm ngõ lễ vật chuẩn bị trong ngày dạm ngõ mẫu lễ vật đẹp cho ngày dạm ngõ
 
Một số hình ảnh mẫu lễ vật cần chuẩn bị cho ngày dạm ngõ
 
Tuy nhiên, tùy thuộc vào phong tục của từng vùng miền mà những lễ vật này có thể thay đổi. Một số đặc trưng về lễ vật trong ngày dạm ngõ của các vùng miền bạn có thể tham khảo.
 

1. Lễ vật của người Miền Bắc

Lễ vật gồm: cặp trà, cặp rượu, một ít bánh trái và không thể thiếu ít trầu cau. Mỗi món lễ vật này đều phải tính chẵn. Tuy nhiên, lễ vật cũng chỉ cần đơn giản, không cần quá rườm rà.

Theo phong tục cưới hỏi của miền Bắc, nhà trai trình cho nhà gái số người sẽ đến lễ dạm, thông thường là cha mẹ, cô bác, chú rể, nhưng không quá 7 người. Trong đó, một vị uy tín trong dòng tộc sẽ tham dự và có lời xin phép để đôi trẻ chính thức qua lại với nhau.
 
==>>> Xem chi tiết: Thủ tục dạm ngõ miền Bắc

2. Lễ vật của người Miền Trung

Lễ vật của người miền Trung khá đơn giản, thông thường chỉ có khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy đỏ. Để làm quà cho nhà gái, người miền Trung thường gói trong lễ vật các món bánh sản vật địa phương, đặc biệt là bánh Hồng, món bánh truyền thống luôn có mặt trong lễ cưới hỏi của người Bình Định, Phú Yên.

Thông thường, thủ tục lễ dạm ngõ của người miền Trung chỉ có cha mẹ đàn trai và chú rể tương lai sang nhà gái đặt vấn đề cưới xin. Gia đình nhà trai sẽ xin phép nhà gái thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên, xin sự chứng nhận của tổ tiên nhà gái. Sau đó, cha mẹ hai bên gia đình đặt vấn đề cưới hỏi và ngày cưới.
 

3. Lễ vật của người Miền Nam

Lễ dạm ngõ của người miền Nam còn được gọi là lễ nói, đám nói. Những lễ vật trong đám nói của người mền Nam thường có cặp rượu, cặp trà, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.

Những người tham dự trong đám nói noài cha mẹ chú rể còn có chú, bác, những người lớn tuổi và có tiếng nói trong dòng họ. Thông thường, mẹ chú rể sẽ trình cho mẹ cô dâu giấy ghi ngày sinh tháng đẻ của chú rể để xem ngày cưới hỏi hợp cho hai người.
 
===>> Chi tiết: Lễ dạm ngõ miền Nam
 

Trình tự trong lễ dạm ngõ

 
Trình tự trong một buổi lễ dạm ngõ
 
Lễ dạm ngõ giúp hai bên gia đình tìm hiểu kỹ hơn về gia cảnh, phong tục của nhau

Mặc dù trong Xã hội hiện đại, con người cũng đã cởi mở hơn và không còn quá khắt khe cho những thủ tục này. Tuy nhiên, trong một buổi lễ dạm ngõ vẫn cần tuân thủ theo những trình tự sau:
 
  Như thời gian đã được định sẵn (theo nhà trai quyết định) thì nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái để hai bên gia đình gặp mặt, nói chuyện và xin phép để cho đôi trai gái tìm hiểu nhau một cách chính thức.

 Trong buổi lễ, sau khi gặp mặt và trò chuyện và giới thiệu các thành viên thì người đại diện của họ nhà trai sẽ đứng lên giới thiệu, thưa chuyện với họ nhà gái về lý do sang chơi và ngỏ ý muốn của mình.

 Tiếp đó, vị đại diện của họ nhà gái sẽ tiếp lời để bày tỏ thái độ lịch sự và trình bày thái độ cũng như ý kiến của mình về mong muốn của họ nhà trai (thường phần này bố mẹ của cô gái đã trao đổi trước với người đại diện). 

 Sau khi hai vị đại diện phát biểu xong, nếu đồng ý cho hai bạn trẻ tìm hiểu nhau thì bên nhà gái sẽ yêu cầu cô dâu, chú rể đến trước bàn thờ để thắp hương trình tổ tiên. Đây được xem là cách để báo cáo với tổ tiên và cầu mong sự phù hộ cho công việc hôn nhân sắp tới.

 Cuối cùng, hai bên gia đình sẽ cùng bàn bạc về đám hỏi, lễ cưới cùng những thủ tục như: thách cưới, lễ vật, thời gian tổ chức,.. để đi đến sự thống nhất cho việc tổ chức đám cưới. Kết thúc buổi lễ nhà gái có thể mời nahf trai ở lại dùng cơm thân mật để gia tăng thêm sự gắn kết giữa hai gia đình. 


Có lẽ với những chia sẻ trên bạn đã hình dung được một buổi lễ dạm ngõ là như thế nào, cần chuẩn bị những gì để có được sự chu toàn trong ngày được coi là bước khởi đầu này rồi chứ. Chúc các bạn thành công!
 
==>>> Gợi ý: Dạm ngõ cô dâu nên mặc gì? Những mẫu trang phục tạo sự thoải mái mà vẫn ghi điểm với nhà trai
Bình luận facebook
Copyright © 2018 songhuyenwedding.com. All Rights Resered.
go top
0975849999