Đám cưới chọn ngày, đi cày chọn hướng
Với câu tục ngữ trên, ta có có thể thấy được việc cưới xin là chuyện vô cùng trọng đại với mỗi người. Chính vì thế, người Việt Nam từ xưa đến nay rất trú trọng và tỉ mỉ mỗi khi có hỷ sự. Ví dụ như: Chọn ngày lành tháng tốt, phải có tráp dạm ngõ, xin dâu,...
Đặc biệt trong ngày ăn hỏi, nhà trai cần chuẩn bị các lễ vật (sính lễ), có thể là 5 lễ, 7 lễ hay 9 lễ,... nhưng trong lễ vật nhất định phải có trầu cau, rượu thuốc, hoa quả, rồng phượng, bánh phu thê,... Ngoài ra, nhà trai còn phải chuẩn bị thêm một tráp đó là tráp lễ đen.
Vậy theo các bạn, lễ đen được hiểu là gì? Bài viết này, Song Huyền sẽ giải thích chi tiết về lễ đen và những điều cần lưu ý khi cho lễ đen vào phong bì nhé
Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các loại tráp ăn hỏi ở bài viết sau: Tráp ăn hỏi - dạm ngõ đẹp
Lễ đen là một trong những phong tục không thể thiếu của người Việt Nam. Lễ đen sẽ được nhà trai chuẩn bị chung với lễ ăn hỏi sau đó sẽ mang đến nhà gái.
Tuy nhiên, tùy theo vùng miền mà lễ đen sẽ có tên gọi khác nhau. Ví dụ: Có vùng gọi là lễ đen nhưng có nơi lại gọi lễ đen là lễ nạp tài, lễ nạp tệ hay một số vùng núi lại gọi lễ đen là lễ tiền cheo.
Với ý nghĩa của lễ đen, Song Huyền nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau, tỷ như:
Nhiều người cho rằng: Lễ đen/ lễ nạp tài là món quà mà nhà trai muốn gửi đến nhà gái để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn nhà gái đã có công sinh thành và dưỡng dục con dâu họ.
Ngoài ra, lễ đen được coi là một phần lễ nhỏ để hỗ trợ nhà gái trong ngày tổ chức đám cưới hay là số tiền để cô dâu sắm sửa, mua sắm, chuẩn bị trước khi về nhà chồng
Cũng có ý kiến cho rằng, lễ đen tặng đôi uyên ương với mong muốn sau khi họ về với nhau sẽ có một khoản nhỏ để xây dựng tổ ấm, không sợ đối mặt với sự thiếu thốn.
Tuy nhiên, có khá nhiều người quan niệm rằng lễ đen là số tiền mà nhà gái bán con gái hay thách cưới với nhà trai. Bởi "Con gái là con người ta" mà.
Vì là đám hỏi của đôi bạn trẻ nên nhà trai cần lưu ý đặt lễ đen vào phong bì bản lớn có in đôi chim uyên ương và chữ song hỷ, bởi vì chữ song hỷ mang ý nghĩa cho hai việc vui diễn ra song song với nhau, nhà trai cưới được vợ, nhà gái nhận được rể.
Về số lượng phong bì thì nhà trai nên hỏi rõ phong tục tập quán của nhà gái để tránh những điều không may, vì ở nhiều vùng số lượng phong bì sẽ phụ thuộc vào số lượng bát hương ở trên bàn thờ gia tiên của nhà gái.
Các bạn lưu ý nhé: Ở miền Bắc số lượng phong bì hoặc tiền lễ đen sẽ là số lẻ, còn ở miền Nam sẽ là số chẵn
Ngoài ra, nếu nhà trai tặng lễ đen với số tiền lớn thì nên đặt ra một tráp riêng, có kèm chữ song hỷ và được phủ bởi tấm vải in hình rồng phượng. Hoặc bạn cũng có thể sắp xếp đặt lễ đen đi chung với tráp trầu cau cũng được.
Xưa kia, người ta thường có quan niệm: "Tiền thách cưới càng cao thì con càng có giá" nên trong đám hỏi nhà trai phải mang một số sinh lễ như: Lợn béo, xôi vò, rượu tăm,... thậm chí là vàng, bạc, trang sức,... Nhưng hiện nay, tất cả lễ vật được tối giản chỉ còn: trầu cau, chè, thuốc, rượu,... Và lễ đen cũng được tối giản đi rất nhiều.
Ngày nay, gia đình nhà gái thách cưới ít hơn so với ngày xưa, bởi nó phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của nhà trai để ước lượng số tiền. Số tiền lễ đen sẽ không quy định là bao nhiêu, nó có thể là 1 triệu, 3 triệu hay 9 triệu hoặc hơn. Nhưng với người miền Bắc thì thường là số lẻ.
Ngoài ra, Song Huyền thấy một vài gia đình nhà gái còn không thách cưới, chỉ yêu cầu có một chút để có đầy đủ thủ tục là được. Bởi theo suy nghĩ của họ, lễ đen chỉ là hình thức còn hạnh phúc của con cái mới là điều thiết yếu.
Tuy nhiên, tốt nhất là nhà trai nên nói chuyện với nhà gái để thống nhất vấn đề lễ đen để hai bên gia đình không phải khó xử
Bạn có thể tham khảo những cách phát biểu trong lễ ăn hỏi qua bài viết: Mẫu bài phát biểu trong lễ ăn hỏi cho nhà trai và nhà gái
Song Huyền hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn sắp lấy vợ/ lấy chồng hiểu rõ ý nghĩa của lễ đen cũng như nên đi lễ đen bao nhiêu là phù hợp. Chúc các bạn thành công và hạnh phúc