Khi quyết định cùng người ấy tiến tới hôn nhân. Ngoài việc cần chuẩn bị cho những nghi lễ theo đúng phong tục cưới hỏi của người Việt thì bạn cần nắm rõ thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Vậy, bạn đã biết đăng ký kết hôn cần những giấy từ gì hay chưa?
Bài viết này,
Song Huyền Wedding sẽ giúp bạn biết được những thủ tục, giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị để làm giấy chứng nhận kết hôn theo đúng luật hôn nhân và gia đình nhà nước ban hành. Cùng theo dõi bài viết nhé!
Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn
Theo luật hôn nhân và gia đình 2014 nhà nước quy định: kết hôn là việc nam và nữ xác lập mối quan hệ vợ chồng với nhau dựa trên cơ sở tự nguyện của hai bên. Đăng ký kết hôn là một thủ tục pháp lý, là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người.
Nếu nam nữ sống chung hoặc tổ chức đám cưới mà chưa đăng ký kết hôn thì hai người vẫn chưa được pháp luật công nhận. Do đó, khi về chung sống với nhau có thể sẽ gặp phải rắc rối trong việc xác định tài sản chung, tái sản riêng cũng như rất khó khăn để chứng minh quyền lợi của mình. Hơn nữa, người con gái khi theo chàng trai mà không đăng ký kết hôn sẽ rất thiệt thòi vì không có danh phận và còn bị những tiếng rèm pha từ xã hội.
Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi mà mình đáng có được trong cuộc sống hôn nhân thì nam nữ khi quyết định thành vợ thành chồng nên thực hiện đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký kết hôn 2019 cần những gì?
Chắc hẳn rất nhiều bạn trẻ khi chuẩn bị cùng người ấy làm đám cưới đều băn khoăn, lo lắng vì không biết làm thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào và cần những giấy tờ gì phải không? Sau đây là
những thứ cần chuẩn bị trong thủ tục đăng ký kết hôn các bạn có thể tham khảo.
1. Điều kiện để đăng ký kết hôn
Ngày nay, nam nữ có quyền tự do yêu đương mà không cần đến mai mối hay nghe theo sự sắp đặt "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Tuy nhiên, để tiến tới hôn nhân vẫn cần tuân thủ theo một số quy định của pháp luật như:
- Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
- Việc kết hôn là do hai bên tự nguyện, không ép buộc
- Không kết hôn với người đang có vợ - chồng, người mất hành vi dân sự (thần kinh, tâm thần)
- Không kết hôn với người có cùng dòng máu trực hệ, có họ hàng trong phạm vi ba đời
- Không thừa nhận hôn nhân giữa cha mẹ nuôi và con nuôi
2. Giấy tờ cần chuẩn bị
Sau khi xét đủ và đạt điều kiện để kết hôn bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu của nước Việt Nam
- Sổ hộ khẩu gia đình hoặc bản sao
- Chứng minh nhân dân (CMND) có công chứng hoặc thẻ căn cước công dân
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã, phường nới cư trú cấo
Những giấy tờ cần chuẩn bị để đăng ký kết hôn
Trong trường hợp nếu đã kết hôn một lần thì phải có giấy chứng nhận đã ly hôn của tòa án cùng với đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương.
3. Địa điểm đăng ký kết hôn
Sau khi đã đủ điều kiện và chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên thì các cặp đôi có thể đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai người để làm giấy đăng ký kết hôn. Nơi cư trú có thể là địa chỉ tạm trú hoặc thường trú. Do đó, những cặp đôi ở tỉnh đi làm ăn ở các thành phó lớn như: Hà Nội, Tp HCM vẫn có thể đăng kí kết hôn mà không cần phải về địa phương.
Bạn có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh tại quê vợ hoặc quê chồng nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Nếu thấy cặp đôi có đầy đủ điều kiện kết hôn, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch. Sau đó, hai bên nam nữ sẽ ký tên vào sổ và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
4. Thời hạn nhận giấy đăng ký kết hôn
Thông thường, giấy tờ đăng ký kết hôn sẽ được cấp ngay sau khi các cặp đôi hoàn thành thủ tục và cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, với những trường hợp cần xác minh thêm điều kiện kết hôn thì thời hạn cấp giấy chứng nhận có thể kéo dài trong vòng 5 ngày.
Sau khi hoàn thành thủ tục, UBND xã, phường sẽ cấp 2 bản đăng ký kết hôn, cô dâu chú rể mỗi người sẽ giữ lại một bản. Việc đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam cư trú trong nước sẽ không thu bất kì lệ phí nào (trước đây chi phí này được thu tối đá là 30.000 đồng).
Trên đây là toàn bộ những lưu ý, điều kiện và giấy tờ cần chuẩn bị trong
thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2019 cho những người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam mà Song Huyền muốn chia sẻ. Vậy, với những người nước ngoài hoặc những người Việt Nam định cư tại nước ngoài thì cần chuẩn bị gì để đăng ký kết hôn? Các bạn hãy cùng theo dõi tiếp bài viết nhé!
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt định cư tại nước ngoài
Trong trường hợp người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú của công dân Việt Nam.
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt định cư tại nước ngoài
Trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài hoặc giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn là Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước mà một trong hai bên nam nữ hoặc cả hai bên nam nữ là công dân Việt Nam tạm trú.
Ngoài ra, khi đăng ký kết hôn mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài hoặc người Việt đang định cư ở nước ngoài hay giữa người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì thủ tục đăng ký kêt hôn sẽ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký kết hôn
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Hộ chiếu hoặc giấy CMND (đối với công dân Việt Nam)
- Bản sao hộ khẩu/sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam)
Những giấy tờ người nước ngoài đang cư trú cần chuẩn bị để đăng kí kết hôn tại Việt Nam
Ngày nay, việc người nước ngoài sinh sống, định cư và lập gia đình ở Việt Nam đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, để hoàn thành thủ tục kết hôn một cách hợp pháp thì những người nước ngoài cần chuẩn bị một giấy tờ quan trọng sau:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như: giấy thông hành, thẻ cư trú, thẻ thường trú, tạm trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú.
- Đối với các bản sao, nếu đương sự không có điều kiện để kịp chứng nhận sao y hợp lệ thì có thể xuất trình bản chính khi nộp bản copy để đối chiếu.
Khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ để đăng ký kết hôn, một trong hai bên vợ/chồng sẽ đến nộp trực tiếp tại ủy ban nhân dân phường xã (theo quy định mới), nơi công dân đó đang thường trú. Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn là 25 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Tiếp theo, cả hai bên sẽ đến trụ sở Sở Tư Pháp phỏng vấn để xác minh nhân thân và chứng minh việc đăng ký kết hôn là hoàn toàn tự nguyện thì thủ tục sẽ được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Nếu có yêu cầu xác minh thông tin từ Sở Tư pháp đến các cơ quan công an, thời hạn giải quyết kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
Sau khi phỏng vấn, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, ý kiến của cơ quan công an, Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn cho UBND tỉnh. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản từ Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận kết hôn và trả lại cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Trong vòng 05 ngày tiếp theo khi nhận được giấy chứng nhận, buổi lễ đăng ký kết hôn sẽ được tổ chức long trọng tại Sở Tư pháp. Hai bên cần có mặt để ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ được trao 01 bản chính của giấy chứng nhận kết hôn.
Như vậy, để hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì thời gian để xác minh, tuân thủ theo những quy định của pháp luật sẽ từ 30 - 50 ngày. Do đó, để không làm ảnh hưởng đến công việc của mình thì bạn nên chuẩn bị thật chu đáo những giấy tờ tùy thân quan trọng nhé!
Thủ tục đăng ký kết hôn online
Đăng ký kết hôn online là một hình thức đăng ký kết hôn trực tuyến qua ứng dụng Zalo nhằm giảm tải cho chính quyền và giúp người dân tiết kiệm thời gian. Kết quả thử nghiệm đăng ký kết hôn online tại một số tỉnh, thành phố đã cho phản hồi rất tích cực và đang được giới trẻ hưởng ứng, kêu gọi nhân rộng hình thức này.
Theo đó, khi đến nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại trung tâm, công dân sẽ được cấp biên nhận điện tử ngay trên Zalo hoặc quét mã QR in trực tiếp trên biên nhận bằng giấy để tra cứu tiến độ xử lý, kết quả hồ sơ ngay tại nhà.
Cách đăng ký kết hôn online tại Hà Nội
Những bạn trẻ muốn đăng ký kết hôn online tại Hà Nội, các bạn chỉ cần truy cập website:
egov.hanoi.gov.vn và làm theo hướng dẫn. Lưu ý cần tránh điền sai thông tin, các loại giấy tờ nên scan hoặc chụp thẳng rõ ràng để tránh tình trạng hồ sơ cần xác minh lại, tốn nhiều thời gian.
Đăng ký kết hôn muộn có bị phạt không?
Hiện nay có rất nhiều cặp đôi sống chung với nhau như vợ chồng nhưng lại chưa đăng ký kết hôn, chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi nan nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ mất đi những quyền lợi:
- Mất đi quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con cái, tài sản, nghĩa nếu trong quá trình chung sống nảy sinh tranh chấp, cãi vã sẻ giải quyết theo quy định tại Điều 15 và 16 của Luật này.
- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Kết luận: Việc đăng ký kết hôn trước hay sau khi cưới đều không bị phạt. Tuy nhiên, nếu đăng ký kết hôn sau khi cưới thì quyền lợi giữa vợ và chồng trong thời gian chưa đăng ký sẽ không được pháp luật đảm bảo.
Trên đây là những điểm cần lưu ý khi làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng Luật hôn nhân và gia đình cập nhật mới nhất 2019 mà Song Huyền muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, bài viết sẽ giúp các bạn chuẩn bị làm đám cưới hiểu và biết mình cần chuẩn bị những gì để làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng pháp luật một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.