Giật mình vì sự khác biệt giữa đám cưới ngày xưa và hiện đại

Cập nhật : 22/10/2019|Lượt xem : 1.951

Xưa và nay, truyền thống và hiện đại - đây là một trong những chủ đề được bàn luận khá nhiều trên cộng đồng mạng. Tỷ dụ như: Con gái xưa và nay, cô giáo xưa và nay, Tết xưa và nay,...

Và đây cũng là chủ đề mà Song Huyền muốn đề cập đến trong bài viết ngày hôm nay. Chủ đề sẽ nói rõ sự khác biệt giữa đám cưới ngày xưa và đám cưới hiện đại. Các bạn cùng theo dõi nhé

1. Quan niệm về lễ cưới

1.1. Ngày xưa

Thời phong kiến, theo luân lý "tam cương ngũ thường" thì con cái mà còn cha mẹ thì việc hôn nhân của con cái cha mẹ có quyền độc đoán. Nghĩa là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Nếu con cái không đồng ý thì chỉ nước bỏ nhà ra đi. Tiếp theo, ngày xưa khi muốn kết hôn, hai bên gia đình phải "môn đăng hộ dối" thì đôi uyên ương mới có thể đến được với nhau.

Người xưa quan niệm mục đích của hôn nhân cốt là để duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc chung của cả gia tộc chứ không phải việc riêng của mỗi cá nhân. Bởi vậy, việc quyết định định vợ gả chồng cho con cái là quyền quyết định bởi cha mẹ, bởi các cụ trong dòng tộc. 

 
Quan niệm môn đăng hộ đối giữa đám cưới ngày xưa và thời nay


Ảnh minh họa - Quan niệm môn đăng hộ đối ngày xưa 
 

Tiếp đó, đôi uyên ương muốn đến được với nhau không chỉ cần "môn đăng hộ đối" mà còn phụ thuộc vào quan niệm: "Lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống". Vậy nên để kết được duyên, hai bên dòng họ phải xem xét kỹ về bối cảnh và tiến sử 3 đời của chàng trai, cô gái.

Xưa kia, lễ cưới được có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Nó không chỉ đại biểu danh vọng, danh dự, bộ mặt của dòng họ mà còn như một lời tuyên bố với tất cả mọi người về hôn ước của đôi uyên ương.

Xem thêm: Ý nghĩ thật sự của lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống là gì

1.2. Hiện đại

Ở thời nay, một số quan niệm quan trọng về lễ cưới vẫn được bảo tồn và giữ gìn. Còn một vài quan niệm và thủ tục đã được tối giản và bỏ qua. Ví dụ, đôi uyên ương có quyền tự quyết định hạnh phúc của họ, họ có quyền tự tìm hiểu và đến với nhau nếu cả hai đều tự nguyện. 

Còn việc "môn đăng hộ đối" hay "Lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống" ảnh hưởng rất ít đến việc cưới hỏi, bởi các gia đình đều nhìn vào thực tế, suy nghĩ cho con cái, chỉ cần con cái hạnh phúc là được rồi.

Với thời hiện đại, ngoài việc có sự chứng kiến của hai bên gia đình, bạn bè,... Đôi uyên ương còn phải đăng ký kết hôn để đảm bảo cho cuộc sống vợ chồng sau này hạnh phúc, khăng khít hơn.

2. Nghi thức cưới hỏi

Ngày xưa, nghi thức cưới hỏi khá rườm rà, nhiều thủ tục, nghi lễ, đó là:

- Lễ nạp thái: "Nạp thái" có nghĩa là thu nạp những sính lễ mà nhà trai mang đến thưa chuyện với nhà gái. Trong sính lễ bắt buộc phải có chim nhạn vì chim nhạn biểu tượng cho sự thuận theo thời tiết, âm dương và hàm nghĩa là người vợ sẽ theo đạo nghĩa của người chồng.

- Lễ Vấn danh: Nhà trai sẽ cử một đoàn vài ba người mang mang trầu cau, rượu, chè đến nhà gái để xin thông tin của cô dâu gồm: ngày, tháng, năm sinh để về xem tuổi. Tỷ dụ: chồng mệnh Kim, vợ mệnh Thủy, Kim sinh Thủy là tương sinh còn chồng mệnh kim vợ mệnh mộc thì Kim khắc Mộc là tương khắc.

- Lễ Nạp cát hay còn gọi là ăn hỏi: Ở đây nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái để nói chuyện cũng như định ngày cưới cho đôi bạn trẻ. Sính lễ mang đến nhà trai sẽ gồm: trầu cau, rượu, chè, lợn quay, xôi gấc,...

- Lễ Nạp chính: Lễ nạp chính hay còn gọi là lễ nạp tệ, thách cưới. Nghĩa là nhà gái đưa ra điều kiện đòi hỏi nhà trai phải đáp ứng.

- Lễ Thỉnh kỳ: Khi hai bên thống nhấy được lễ vật và đồ thách cưới, hai nhà sẽ tiến hành lễ Thỉnh kỳ để hẹn ngày cưới.

- Lễ Thân nghinh: Đây là lễ đón dâu. Người con gái sẽ được nhà trai đến và đón về nhà họ.

Xem chi tiết các loại tráp trong ngày ăn hỏi tại đây
 

Lễ ăn hỏi thời hiện đại

 


Các tráp ăn hỏi ngày nay - Ảnh minh họa
 

Còn bây giờ, một số tục lễ trong đám cưới đã được lược bớt để phù hợp với đời sống hiện đại và công việc của đôi bạn trẻ. Vậy nên, các nghi lễ chính hiện nay chỉ còn: Dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, lại mặt. Còn đám cưới sẽ được tổ chức tại nhà cô dâu, chú rể hoặc tổ chức tại nhà hàng.

3. Một số thay đổi khác

3.1. Thiệp mời

Hình ảnh thiệp mời đám cưới ngày xưa


Ảnh minh họa - Thiệp đám cưới ngày xưa
 

Ngày xưa, người ta đơn thuần chỉ mời cưới bằng miệng. Bởi vì, hầu hết bạn bè, người thân đều chung làng, chung xóm. Hoặc nếu gia đình nào có điều kiện hơn thì có thể báo hỷ bằng thiệp. Tuy nhiên, thiệp ở đây chỉ là mảnh giấy đơn giản, bên trên có ghi địa điểm, ngày giờ tổ chức. 
 

thiệp mời đám cưới hiện đại


Ảnh minh họa - Thiệp đám cưới ngày nay được cô dâu chú rể sáng tạo
 

Còn ngày nay, thiệp mời được thiết kế vô cùng bắt mắt với đủ mọi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc phong phú. Không chỉ như vậy, thiệp cưới ngày nay còn được trang trí với các họa tiết bắt mắt, in hoa văn chìm, mạ vàng trên thiệp. Đặc biệt, nếu cô dâu chú rể có thể sáng tạo kiểu thiệp riêng cho mình thì càng tốt.

3.2. Ảnh cưới

Ảnh cưới trong đám cưới ngày xưa


Ảnh minh họa - Ảnh cưới theo phong cách phong kiến, ngày xưa
 

Những năm 60 - 70, chỉ những gia đình có điều kiện mới có tiền thuê chụp ảnh. Mà ảnh ở đây chi là một vài tấm ảnh đen trắng chứ không có màu đâu nhé.
 

Ảnh cưới thời hiện đại


Ảnh minh họa - Ảnh cưới hiện đại, phong cách mới, thiết kế mới
 

Còn bây giờ thì sao? Chụp ảnh cưới đâu chỉ là chụp ở nhà mà phải đi chụp ở các vườn hoa, hội trường, thậm chí là vừa đi du lịch, vừa chụp ảnh. Chất lượng ảnh thì không phải suy nghĩ từ HD đến 4K đều có. Trong ngày thành hôn, các phó nháy tác nghiệp liên tục, máy quay, bay flycam,... cũng có để lưu lại những kỷ niệm đẹp của đôi bạn trẻ.

3.3. Khách mời

Ngày xưa, khách mời chủ yếu là anh em, bạn bè, họ hàng, người thân hay những người cùng xóm cùng làng thôi. Mặc dù ít nhưng khách khứa vô cùng nhiệt tình, chân thành. Vậy nên, không khí ngày cưới cũng ấm áp, thoải mái, thân mật hơn rất nhiều

Còn hiện tại, khách mời phải lên danh sách đến vài ngày, đắn đo xem nên mời ai, ai không cần mời để tránh bị sót. Ngoài gia đình, anh em thân thiết còn có đối tác, bạn bè xã giao,...

3.4. Trang trí và hội trường

Đám cưới ngày xưa và cách trang trí


Hội trường trong đám cưới ngày xưa - Ảnh minh họa
 

Do được tổ chức tại nhà nên đám cưới kiểu xưa trang trí khá đơn giản, gọn gàng. Chì vài cái bàn, khăn đỏ phủ lên, bánh kẹo, trầu cau là được rồi. Còn sân khấu chỉ có tấm bạt căng lên là tạm ổn. Đám nào sang sang thì có vải in hình rồng phượng, chữ hỷ và tên cô dâu chú rể.
 

Hội trường đám cưới hiện đại


Hội trường và trang trí đám cưới thời hiện đại - Ảnh minh họa
 

Hiện nay thì sao? Phong cách thiết kế, trang trí vô cùng phong phú từ Á đến Âu, từ cổ điển cho tới hiện đại đều có. Đâu chỉ có vậy, đèn, loa đài, hiệu ứng ánh sáng, mọi phụ kiện đều hiện đại, lung linh huyền ảo.

Bạn có thể tham khảo cách trang trí hội trường đẹp tại: https://songhuyenwedding.com/trang-tri-hoi-truong-914.htm

3.5. Phương tiện đón dâu

Rước dâu đám cưới ngày xưa


Ngày xưa đi rước dâu - Ảnh minh họa
 

Những năm 60 - 70, rước dâu chủ yếu là đi bộ hoặc đi xe đạp. Và đến năm 90, người ta mới bắt đầu rước dâu bằng xe máy. Còn ô tô, chỉ nhà giàu, cực giàu mới sở hữu thôi nhé. 
 

Rước dâu đám cưới hiện đại


Rước dâu ngày nay - Ảnh minh họa
 

Thời nay, đón dâu bằng ô tô là điều hiển nhiên rồi nhé. Thậm chí, nếu lấy con đại gia còn được đón dâu bằng xe phân khối lớn, máy bay cơ

Sự khác biệt giữa đám cưới ngày xưa và đám cưới ngày nay còn nhiều lắm, kể như: Trang phục cô dâu chú rể, quà cưới, chí phí đám cưới,... Nhiều nhiều vô cùng các bạn ạ. Đến đây, Song Huyền hi vọng các bạn sẽ thấy thú vị về sự thay đổi giữa xưa và nay. Cảm ơn các bạn rất nhiều.

Bình luận facebook
Copyright © 2018 songhuyenwedding.com. All Rights Resered.
go top
0975849999