Những điều cần lưu ý về lễ dạm ngõ ở Miền Bắc

Cập nhật : 18/10/2019|Lượt xem : 2.425
"Lấy vợ xem tông - lấy chồng xem giống" Là câu nói từ thời xa xưa của ông cha ta căn dặn con cháu trong việc lựa chọn vợ/chồng. Vậy, bạn có biết ý nghĩa thật sự của câu nói này không?

"Xem xét" ở đây không phải là xem gia đình giàu có hay không mà đó là việc tìm hiểu xem hoàn cảnh gia đình nhà vợ/chồng như thế nào, có nề nếp chung thủy hay không, có bị mắc bệnh gì hay không?,.. và đó là lý do mà trong hôn sự thường có ngày lễ dạm ngõ để hai bên gia đình gặp gỡ, tìm hiểu nhau.
 
lễ dạm ngõ miền bắc
 
Lễ dạm ngõ là phong tục không thể thiếu trong đám cưới của miền Bắc
 
Lễ dạm ngõ là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân được người Việt cực kì coi trọng. Tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà buổi lễ này sẽ được tổ chức khác nhau. Nhưng nhìn chung, người miền Bắc rất coi trọng buổi lễ này và hầu hết vẫn tuân thủ theo truyền thống từ xa xưa. 

Bài viết này, Song Huyền xin chia sẻ cho các bạn đôi nét về lễ dạm ngõ ở miền Bắc để những chàng trai, cô gái miền Trung, miền Nam đang chuẩn bị lấy vợ, lấy chồng ngoài Bắc sẽ biết cách chuẩn bị cho buổi lễ dạm ngõ này được chu toàn hơn.
 

Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ hay còn gọi là chạm ngõ, xem mặt hay đám nói theo người Miền Nam. Đây là một nghi lễ rất quan trọng trong phong tục hôn nhân của người Việt chúng ta. Lễ dạm ngõ chính là dịp để hai bên gia đình gặp mặt, tìm hiểu và bàn bạc để đưa ra quyết định hôn nhân cho đôi trai gái.
 
Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa, những thứ cần chẩn bị cho lễ dạm ngõ tại bài viết này: Lễ Dạm Ngõ - Ý Nghĩa và Những Thứ Cần Thiết Cho Ngày Dạm Ngõ
 

Lễ dạm ngõ miền Bắc - Thủ tục và những thứ cần chuẩn bị

Theo phong tục truyền thống, cưới hỏi là một việc lớn trong đời nên có rất nhiều quy tắc, nghi thức nghiêm ngặt và cầu kỳ, trải qua 6 lễ kéo dài trong 3 năm. Nhưng ngày nay, mọi thủ tục đã được giản lược đi rất nhiều, thời gian cũng được rút ngắn phù hợp với điều kiện của hai gia đình.
 
Lễ dạm ngõ ở miền bắc
 
Cô dâu, chú dể thắp hương gia tiên trong ngày lễ dạm ngõ ở miền Bắc
 
Tuy nhiên, lễ dạm ngõ vẫn được duy trì và được xem là bước đầu tiên để bố mẹ hai bên gia đình gặp mặt, tìm hiểu gia thế, hoàn cảnh của nhau trước khi tổ chức đám cưới cho con cái. Với đặc trưng văn hóa cũng như nếp sống khác nhau, nghi thức lễ dạm ngõ ở miền Bắc có một số điểm khác biệt khá lớn so với lễ dạm ngõ miền Nam và miền Trung.

Người miền Bắc vốn rất coi trọng nghi thức và những phong tục tập quán mà cha ông đã để lại. Dù thủ tục ngày nay đã được đơn giản hóa đi khá nhiều nhưng lễ dạm ngõ ở miền Bắc vẫn giữ được những thủ tục cơ bản và không khí trong trọng vốn có.

Lễ vật trong lê dạm ngõ ở miền Bắc bắt buộc phải có cơi trầu cau được phủ vải nhiễu đỏ như tráp quà đám cưới. Cùng với đó, các lễ vật khác như: trà, rượu, thuốc, trái cây,.. sẽ được bọc giấy kính đỏ.
 
lễ dạm ngõ ở miền bắc lễ vật trong ngày dạm ngõ ở miền bắclễ vật ngày dạm ngõ ở miền bắclễ vật dạm ngõ miền bắc
 
Một số mẫu lễ trầu - cau trong ngày dạm ngõ ở miền Bắc
 
Lưu ý:  Số lượng lễ vật trong lễ dạm ngõ của người Miền Bắc  thường là số lẻ: 3,  5, 7, 9. Tuy nhiên, khi xếp lễ thì phải xếp theo số chẵn vì theo quan niệm từ xa xưa, sự khởi nguồn cua hôn nhân và hạnh phúc phải có đôi, có cặp.

Do công việc ngày càng bận rộn nên thời gian tổ chức lễ dạm ngõ ở miền Bắc không bắt buộc phải xem ngày. Hầu hết, hai bên gia đình sẽ lựa chọn vào những ngày cuối tuần để người nhà, khách mời tiện thu xếp công việc và góp mặt trong buổi lễ. Tuy nhiên, vẫn có một số gia đình xem ngày, giờ rất cẩn thận để đảm bảo mọi chuyện về sau được suôn sẻ, đặc biệt là khi tổ chức đám cưới.

À, một điểm đáng lưu ý nữa là do lễ dạm ngõ vốn được coi là buổi gặp gỡ của hai bên gia đình nên số lượng thành viên tham dự  không nên quá 7 người. Những người tham dự buổi lễ này thường là bố mẹ, cô chú, bác hoặc người có địa vị trong dòng họ.
 

Một số điều kiêng kỵ trong lễ dạm ngõ miền Bắc

Là bước khởi đầu cho chuyến tàu hạnh phúc của đôi uyên ương. Do vậy, theo quan niệm của người miền Bắc, để tránh những dớp không lành nên trong lễ dạm ngõ thì thành phần tham dự sẽ gồm:
 
  • Nhà trai: Bố mẹ (hoặc một người lớn tuổi trong họ nội có thể là ông, chú hoặc bác nếu cha, mẹ chú rể không còn), chú rể, họ hàng ruột thịt trong gia đình như ông bà, cô dì, chú bác,.. (những gia đình có vợ hoặc chồng đã mất không nên tham dự).
  • Nhà gái: Bố mẹ (hoặc người lớn tuổi đại diện nếu cha hoặc mẹ cô dâu không còn), cô dâu và người thân trong gia đình.
  • Kiêng đổ vỡ đồ vật: Với tất cả những nghi thức trong cưới hỏi ở miền Bắc thì mọi sự đổ vỡ đều nên tránh. Vì đây bị xem là tín hiệu cảnh báo cho điều không may mắn.

Thông thường, nhà trai sẽ có khoảng 4 - 5 người tham dự còn nhà gái có thể nhiều hơn để đón tiếp khách chu đáo hơn, vì nhà gái được xem là gia chủ trong buổi lễ này. Tuy nhiên, đôi bạn trẻ cũng có thể mời thêm bạn bè thân thiết để góp vui cho buổi lễ này.

Trên đây là tất cả những thủ tục trong lễ dạm ngõ miền bắc mà Song Huyền muốn chia sẻ với cô dâu/chú rể ở Miền Trung hoặc Miền Nam đang chuẩn bị lấy chồng/vợ miền Bắc. Hy vọng, với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn cho ngày mở đầu chuyến tàu hạnh phúc của mình. Chúc bạn thành công!
Bình luận facebook
Copyright © 2018 songhuyenwedding.com. All Rights Resered.
go top
0975849999